Chấn thương đau cổ tay khi tập thể hình và cách phòng tránh
[tintuc]
2. Vật tay để cổ tay bị bẻ gập ngửa ra sau quá mức.
3. Tập thể hình bài đẩy ngực để cổ tay bị ngửa ra sau quá nhiều.
4. Tập tạ đơn với tay trước lắc quá mạnh làm cổ tay bị bẻ đột ngột.
5. Tập các bài khó rất dễ gây chấn thương cổ tay, vai
6. Đu xà lắc người mà bám không chắc vào xà, cổ tay bị kéo dãn quá mức.
7. Chơi tennis sử dụng vợt như vợt bóng bàn, cầu lông.
8. Chơi cầu lông, bóng bàn đập bóng quá mạnh và đột ngột.
9. Tập các môn võ sử dụng đòn vật, vặn xoắn cổ tay.
2. Có tiếng lạch cạch, tách tách kho xoay cổ tay hoặc cầm nắm vật gì đó. Bóp 2 tay vào vị trí xương lồi và xoay có thể cảm nhận hiện tượng "lục cục".
3. Cảm thấy yếu ở cổ tay.
Chấn thương cổ tay gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu đối với người tập thể hình, gym: một cảm giác bức bối, khó chịu, bất lực,...không thể nào tả hết. Nó kéo dài theo ta cả một thời gian dài.Vì vậy việc dùng Dây quấn bảo vệ cổ tay là vô cùng cần thiết khi tập thể hình đặc biệt là khi nâng tạ nặng.
Chấn thương đau cổ tay khi tập thể hình
Chấn thương đau cổ tay khi tập thể hình Nó làm chúng ta không thể tập luyện được 1 cách bình thường bởi động vào tạ là đau nhói rất khó chịu và tập thì không thể có lực. Chính mình cũng là người đã niếm trải qua tất cả các điều đó tới hơn 6 tháng. Chấn thương xảy ra lâu như vậy là do khi mới tập gym không có kiến thức, tập luyện 1 cách bản năng càng làm chấn thương trầm trọng thêm. Chấn thương đau cổ tay cực kỳ phổ biến, kể cả những người không tập thể hình hay bất cứ môn thể thao nào cũng có thể gặp phải.
Ở bài viết này của Sport360 sẽ tập trung vào chấn thương cổ tay ở những người tập thể hình, rất rất hay gặp chấn thương sợi gân nhỏ nối giữa xương trụ và xương quay cổ tay Triangular Fibrocartilage Complex (TFCC).
Thực chất TFCC là một cấu trúc sụn và dây chằng. Nó nằm ở điểm nối giữa xương trụ cổ tay và xương quay. Những phần sụn và dây chằng này cực kỳ dễ bị tổn thương do va chạm hay bị vặn xoắn sai tư thế.
Các nguyên nhân cụ thể gây ra chấn thương cổ tay
1. Ngã xe, ngã và chống bàn tay xuống đất.
2. Vật tay để cổ tay bị bẻ gập ngửa ra sau quá mức.
3. Tập thể hình bài đẩy ngực để cổ tay bị ngửa ra sau quá nhiều.
4. Tập tạ đơn với tay trước lắc quá mạnh làm cổ tay bị bẻ đột ngột.
5. Tập các bài khó rất dễ gây chấn thương cổ tay, vai
6. Đu xà lắc người mà bám không chắc vào xà, cổ tay bị kéo dãn quá mức.
7. Chơi tennis sử dụng vợt như vợt bóng bàn, cầu lông.
8. Chơi cầu lông, bóng bàn đập bóng quá mạnh và đột ngột.
9. Tập các môn võ sử dụng đòn vật, vặn xoắn cổ tay.
Triệu chứng khi bị chấn thương cổ tay
1. Đau cổ tay âm ỉ, đau nhói khi xoay cổ tay, lật bàn tay. Đau tại vị trí cạnh xương lồi của cổ tay, thẳng ngón út xuống cổ tay.
2. Có tiếng lạch cạch, tách tách kho xoay cổ tay hoặc cầm nắm vật gì đó. Bóp 2 tay vào vị trí xương lồi và xoay có thể cảm nhận hiện tượng "lục cục".
3. Cảm thấy yếu ở cổ tay.
Xử lý khi bị chấn thương cổ tay
1. Cố định cổ tay càng sớm càng tốt, bằng cách quân băng hay nẹp cố định cổ tay. Tuyệt đối không bẻ, vặn xoắn làm tổn thương thêm vùng bị đau.
2. Chườm đá lên cổ tay phần xương lồi và cả ở phía bàn tay 15-30p, 3-4 lần 1 ngày. Tuyệt đối không chườm nóng, hoặc xoa dầu nóng lên vùng vị đau. Việc này càng làm tổn thương dãn rách dây chằng nặng thêm, tăng chảy máu, phù nề ở vùng bị thương.
3. Gặp bác sỹ dùng thêm thuốc kháng viêm, giảm đau không Steriod. (Chỉ dùng theo ý kiến của bác sỹ thôi nhé).
4. Khi các triệu chứng đau cấp tính đã hết thì tập thêm các bài tập phục hồi cổ tay. (Mình sẽ hướng dẫn ở dưới). Trường hợp bị nặng đứt hoàn toàn dây chằng cổ tay cần phẫu thuật để nối lại. Chỉ trở lại hoạt động thể thao khi triệu chứng đau đã hết hoàn toàn và cổ tay trở lại biên độ chuyển động như bình thường.
Khi tập thể hình trở lại sau chấn thương, cần chú ý những điểm sau
1. Tập luyện những bài tập tác động lên cổ tay luôn sử dụng băng quấn cổ tay thật chặt. Không sử dụng loại dây chun mỏng co giãn quá vì sẽ không cố định được cổ tay của bạn.
2. Tập lại từ từ, tập từ tạ nhẹ đến tạ vừa sức. Luôn ghi nhớ cổ tay của mình không còn hoàn hảo như trước, không bắt nó làm việc với tạ quá sức chịu đựng của chúng.
4. Hạn chế tối đa các bài có thể gây chấn thương cổ tay như Upright-barbell-row, hoặc bất cứ bài tập nào mà bạn tập có cảm giác đau ở cổ tay.
5. Tập luyện các bài phục hồi và làm khỏe cổ tay. (Mình sẽ giới thiệu ở dưới)
6. Tránh vật tay theo tư thế bắt chéo tay, việc bị bẻ cổ tay 1 lần nữa rất có thể làm tổn thương nghiêm trọng hơn lần trước.
Cách phòng tránh chấn thương cổ tay
Ngoại trừ các tai nạn bất ngờ gây ra chấn thương chúng ta không thể kiểm soát được.
Với chấn thương này do các bài tập thể hình gây ra đa số là do các bạn tập luyện sai động tác, tập quá sức chịu đựng của cơ thể. Vì vậy, để hạn chế tối đa chấn thương này khi tập thể hình:
1. Người tập cần học cách thực hiện động tác 1 cách chuẩn mực nhất. Hãy chú ý cả đến cách cầm tạ, cách lên tạ sao cho đúng, cho chuẩn. Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết các bài tập thể hình.
2. Không bao giờ tập luyện quá sức chịu đựng của gân, xương mà không có hỗ trợ hoặc không nhất thiết phải tập quá nặng như vậy. Các bạn nên nhớ rặng, sức mạnh của cơ bắp không liên quan đến sức chịu đựng của hệ gân và xương. Đó là lý do vì sao các bạn có thể bị gãy xương tay khi vật tay.
Hi vọng bài viết này của Sport360 sẽ giúp ích cho các bạn. Nhớ like và chia sẻ nếu bài viết giúp ích được cho mọi người nhé.
[/tintuc]